Thứ hai, 2/2/2015, 10:10 (GMT+7)

Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú

Khánh Thương, nữ giảng viên bị ung thư vú giai đoạn cuối thực hiện bộ ảnh nhằm truyền thông điệp “Ung thư chưa bao giờ là dấu chấm hết” đến cộng đồng, nhân ngày ung thư thế giới 4/2.

Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Sau lễ đính hôn, bước qua sinh nhật tuổi 30 vài ngày, chị Nguyễn Thị Khánh Thương (Thương Sobey) phát hiện mình mắc ung thư vú. Cô gái Hà Nội đã nỗ lực tìm kiếm những tài liệu về ung thư để có những quyết định điều trị đúng đắn. Lượng thông tin ít ỏi và những kiến thức không đầy đủ khiến chị ngày càng hoang mang khi biết rằng rất nhiều phụ nữ Việt Nam đang thiếu những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải sống mặc cảm, tự ti và âm thầm chịu đựng.

 

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Mong muốn tăng cường nâng cao nhận thức về căn bệnh, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ có thêm nhiều thông tin, mạnh mẽ vượt lên sợ hãi, nữ giảng viên đã thành lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam vào ngày 3/3/2013.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Tháng 12/2014, chị đại diện Việt Nam tham dự hội nghị ung thư thế giới tại Melbourne, Australia. Dịp này, chị đã cùng nhiếp ảnh gia Yenny Trần thực hiện bộ ảnh với thông điệp ung thư không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần ý thức sớm về căn bệnh, người bệnh có thể sẽ không phải điều trị cả đời, không tốn quá nhiều chi phí và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. 

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Nhiếp ảnh gia Yenny Trần là người có mẹ mất vì căn bệnh ung thư vú. Yenny đã dùng một trích dẫn của nhà văn Julie Perkins làm lời bình cho bộ ảnh: Cô ấy có tinh thần của mặt trời, cảm xúc của mặt trăng và ý chí của gió.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Thương Sobey chia sẻ: “Đừng tuyệt vọng khi mắc ung thư vú. Nếu bạn được phát hiện sớm ở giai đoạn 1,2,3, hãy tiếp tục hy vọng và tin tưởng ở quá trình điều trị. Nếu không may phát hiện ở giai đoạn muộn, bạn vẫn có sự lựa chọn để sống những ngày còn lại một cách ý nghĩa nhất”.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Với Khánh Thương, sống cùng ung thư vú giai đoạn di căn có nghĩa là bạn phải sống với bệnh tật 365 ngày trong cả năm. Mỗi sáng thức dậy, bạn không biết hôm nay các tác dụng phụ sẽ tác động thế nào lên cơ thể mình. Bạn tự hỏi, liệu mình có đủ năng lượng để rời khỏi giường và sống trọn vẹn cho ngày hôm nay? Do đó, bạn nên sống như thể ngày hôm nay đều là ngày cuối cùng, nói nhiều hơn về hiện tại và làm những việc bản thân bạn cảm thấy vui và ý nghĩa mỗi ngày.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Lễ cưới với người đàn ông tuyệt vời chị gặp và yêu trong thời gian du học tại Australia vẫn diễn ra sau khi chị phát hiện bệnh 3 ngày. Chính sự sát cánh của người chồng là động lực giúp chị chiến đấu bệnh tật. Hiện Khánh Thương điều trị tại Australia.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Chị đang điều trị hóa chất toàn bộ cơ thể kết hợp với thuốc điều trị di căn xương riêng. Phác đồ này kéo dài 9 tháng hóa chất, vì 3 tháng hóa chất ban đầu không kiểm soát được ung thư. Loại hóa chất hiện tại này có tác dụng mạnh hơn, nên đồng nghĩa với việc mệt mỏi hơn và có nhiều tác dụng phụ hơn. Về cơ bản chị có thể tự chăm sóc hoặc nấu nướng cho mình ăn phần nào, một ngày có thể làm việc 4-6 tiếng tùy điều kiện sức khỏe.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Ngày Ung thư thế giới là sự kiện toàn cầu được tổ chức vào 4/2 hàng năm. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh.

 
Cuộc chiến với tử thần của nữ giảng viên bị ung thư vú  

Thông điệp của Ngày Ung thư thế giới 2015 là “Không nằm ngoài tầm với của chúng ta”.

 

 

Lê Phương

 
 
 

Cùng chuyên mục

Thông báo

×